Mai nở dưới Sao = Chương 3: Mang vì sao trở lại = Phần 3
Sớm
hôm sau ông Đen thức dậy, thấy mình đang nằm dưới sàn nhà ông Năm. Hai đứa tay
chân của ông Năm đang tranh cái chăn với ông, chúng ngáy rầm rầm, vô cùng ồn
ào.
Ông
Đen ngồi dậy tựa lưng vào ghế. Đầu ông lúc này rất đau nhức nhưng ông vẫn nhớ
những gì diễn ra hôm qua. Hình như… Ông Năm bảo muốn mua con Sao. Trời… Ông Đen
ôm đầu… Và ông đã nói gì? Mặt ông tái mét đi, ông biết ông Năm không phải người
đơn giản… Chẳng biết ông ta mua con Sao để làm gì…
Càng
nghĩ, ông Đen càng sợ. Ông lập cập chạy vào nhà trong. Khi đến trước cửa phòng
ông Năm, ông gõ vội gõ vã.
Ông
Năm mở cửa với bộ dạng ngái ngủ, nhìn thấy sự hoảng loạn trong mắt ông Đen, ông
ngờ ngợ ra điều gì, nụ cười lạnh nhạt hiện trên môi.
-
Chuyện gì? Mới sáng sớm cái thằng này…
Ông
Năm vừa lẩm bẩm chửi vừa ngồi xuống ghế hút thuốc.
Khói
thuốc quyện với không khí buổi sớm bồng bềnh, có chút gì mờ ảo, u tối.
-
Anh Năm…
Ông
Đen ngồi xuống, hai tay xoa lên gối, căng thẳng.
-
Hôm qua… Anh đòi mua con Sao nhà em trừ nợ ạ…
-
Ừ.
Ông
Năm rít thuốc, đáp không cảm xúc.
-
Anh mua con Sao nhà em làm gì?
Ông
Đen nghiêm túc dò hỏi.
-
Hừ.
Ông
Năm cười nửa miệng, nói một cách nửa thật nửa đùa.
-
Thì còn làm gì? Cỡ như nó thì bán cho 'động'[1]
nào đấy thôi.
-
Gì cơ? Nó mới mười ba thôi!
Ông
Đen tái mét mặt mũi.
-
Thì sao? 'Bên đó'[2]
người ta chuộng hàng này lắm. Giờ mấy ông lớn tuổi có sở thích khác rồi, gái
trưởng thành không còn là thứ khiến họ kích thích nữa.
-
Trời… Nhưng nó nhỏ như vậy có gì hấp dẫn đâu…
Ông
Đen bàng hoàng.
Ông
Năm nhún nhún vai, hững hờ.
-
Ai biết, người ta thích, có cầu thì có cung thôi.
Dừng
một chút, ông nhìn sang ông Đen, mày nhướng cao.
-
Rồi sao? Hay mày giữ con gái lại? Nếu không nỡ bán thì thôi tao không ép, cầm bốn
mươi triệu trả cho tao, cộng thêm lãi là một trăm.
-
A… Anh Năm! Lãi gì mà nhiều vậy? Sao… Sao em trả nổi?!
Ông
Đen van vỉ.
-
Thế à?
Ông
Năm gí thuốc vào gạt tàn, gật gù.
-
Thế thì để cái mạng mày lại đây.
Lời
nói của ông Năm khiến tim ông Đen nhảy thon thót. Nắng sớm chiếu qua cửa kính
màu nâu tạo thành thứ ánh sáng u ám. Chúng hắt lên khuôn mặt lạnh lẽo của ông
Năm, khiến ông ta trở nên hung ác lạ thường. Tiếng ngáy của hai tên tay chân
thì như một loại âm thanh kịch tính của phim hành động, càng khiến tâm trí ông
Đen rối loạn. Ông vùi mặt vào lòng bàn tay, gãi đầu đến rối bời, chân run lẩy bẩy.
Ông
Năm quan sát ông Đen hồi lâu. Đáy mắt ông dâng tràn khinh miệt nhưng miệng vẫn
mỉm cười, chiêu dụ đầy cám dỗ.
-
Mày lo xa quá, để nó lại với mày, mày cũng đâu nuôi nổi nó? Rồi mai này nó đi
theo thằng khác, mày mất trắng, uổng không? Chi bằng bán nó cho tao, tao trừ nợ
còn cho mày thêm vài triệu. Nó qua bên đó làm vài năm, may mắn lại vớ được ông
đại gia giàu sụ, biết đâu chừng nó lại nhớ ơn mày.
-
Th… Thật chứ?
Ông
Đen ngẩng lên, run run hỏi lại.
-
Thật.
Ông
Năm cười, khẳng định. Ông biết, khi con mồi hỏi câu này là chúng đang đứng giữa
bờ vực tội lỗi rồi.
Một
người không muốn bán con sẽ dứt khoát phản đối ngay còn những kẻ run rẩy chờ
người ta thuyết phục rồi lại hỏi hai từ 'thật không' một cách mong chờ day dứt
như thế này đều là những kẻ chuẩn bị mắc sai lầm, bọn chúng chỉ đang đợi ai đó
cổ vũ cho hành động sai trái của chúng mà thôi.
Trong
trường hợp đó, ông lúc nào cũng phải động viên chúng cố gắng đi tới.
Khi
đó, chúng sẽ lập tức cảm thấy có động lực và tự tin, chúng sẽ lao vào lửa như thiêu
thân.
Nhận
được câu trả lời của ông Năm, ông Đen tiếp tục cúi xuống, mắt dao động.
Ông
Năm cau mày, lạnh lùng liếc ông Đen rồi buông giọng.
-
Tao cho mày thêm mười triệu.
Đến
lúc này, lý trí ông Đen đã hoàn toàn bị đánh gục.
Ông
thừ người, không còn suy nghĩ gì nữa, tâm trí trở nên trống rỗng sau lần hạ giá
cuối cùng của ông Năm.
Bàn
xong mọi chuyện, ông Năm thả cho ông Đen về. Tất nhiên trước khi ông Đen ra khỏi
cửa, ông Năm và bọn đàn em không quên trấn áp tâm lý thêm một lần. Ông Năm vừa
rung rung đùi vừa nói với ông Đen.
-
Mai tao qua bắt nó, mày liệu hồn giữ lời, không thì cái nhà mày nát bét với
tao.
Ông
ta liếc nhìn đứa đàn em, gã đó liền rút dao ra kề vào cổ ông Đen, ông Đen run lẩy
bẩy, ông Năm nói nốt câu cuối:
-
Mày tưởng mày trốn là bọn này không tìm ra mày hử? Cứ thử đi.
Sự
đe dọa của ông Năm làm ông Đen ra đến ngõ mà vẫn còn sợ hãi. Ông ta đương nhiên
có ăn gan hùm cũng không dám nuốt lời. Hôm đó ông Đen tự cuốc bộ từ nhà ông Năm
về nhà mình. Trên đường về ông ta nhặt được một cái kẹp tóc. Cái kẹp thảm
thương rơi trên đất, ông ta vô tình giẫm lên. Vốn dĩ cũng chẳng muốn nhặt đâu
nhưng chợt nghĩ đến Sao… Ông lại bỏ cái kẹp vào túi.
Về
đến nhà, vẫn như thường lệ, ông ta thấy Sao đang ngồi nấu cơm bên bếp còn bà Ác
và cô Ngang thì đứng bên cạnh mắng nhiếc. Vừa thấy mặt ông, cô Ngang liền kéo
ông vào, kể biết bao tội lỗi của Sao cho ông nghe để chờ ông phụ họa theo mình
đánh đập em.
-
Anh hai! Em nói cho anh nghe! Nó nha, hôm nay nó đem võng qua bên kia mắc, chẳng
biết bị khùng bị điên gì mà quên luôn võng ở đó, người ta cuỗm mất cái võng rồi!
Nhà còn có cái võng để ngủ trưa, anh xem! Nó đáng bị đánh không?!
Sao
nghe cô Ngang chửi, tay quệt qua mắt. Ông Đen thấy, trên cánh tay gầy yếu chằng
chịt vết bầm.
-
Chắc bị con Ngang dần cho một trận rồi.
Ông
nghĩ.
Thế
rồi ông lướt qua cô Ngang, đi thẳng vào nhà mà không nói gì.
-
Anh… Hai…
Cô
Ngang sững người, bỡ ngỡ vì lần đầu tiên ông Đen không hưởng ứng cô.
Bà
Ác cũng nhìn theo ông với vẻ mặt nghi ngờ.
Riêng
Sao, em cảm thấy rất kinh ngạc. Đôi mắt to tròn hướng xuống nồi cơm đang sôi
sùng sục, tim đập thình thịch. Mặc dù Sao không hiểu vì cớ gì cha không nổi giận
nhưng lòng cũng nhẹ đi, cảm giác như vừa được miễn án tử vậy.
Đến
tối, đợi cho bà Ác và cô Ngang ăn xong bé Sao mới lặng lẽ ra sàn rửa bát. Vừa rửa
bụng vừa kêu, hôm nay làm mất võng, bà nội và cô ba không cho ăn cơm.
Sao
cắn răng, cố gắng chịu đựng.
Tay
và chân vì đói cứ run lẩy bẩy liên hồi, khiến em làm việc khó khăn lắm thay.
-
Sao.
Đột
nhiên có tiếng cha vang lên.
Sao
quay lại, giật mình.
Ông
Đen đang đứng phía sau em, trên tay là bát cơm. Ông ngồi xuống, đẩy bát cơm về
phía Sao, không nhìn em mà ngập ngừng nói:
-
Ăn đi.
Sao
chớp mắt kinh ngạc. Em không hiểu. Không hiểu tại sao cha lại đối xử tốt với em
như vậy. Ông Đen không chú ý đến vẻ ngỡ ngàng của Sao, ông tiếp tục lấy cái kẹp
trong túi ra đưa cho em. Sao nhìn cái kẹp, sững sờ.
Đó
là một cái kẹp bình thường, chẳng có hoa văn trang trí gì. Một cái kẹp đơn điệu
màu nâu.
Tuy
nhiên… Nó vẫn là một cái kẹp. Dù trên nền sơn nâu có in dấu vết của một cú giẫm,
nó vẫn là một cái kẹp.
Sao
lặng đi, không tin nổi vào mắt mình.
Cha
em… Tại sao lại trở nên kì lạ như vậy?
-
Hừ!
Thấy
Sao cứ nghệt mặt ra mà không nhận lấy kẹp, ông Đen lại bối rối ấn nó vào tay
em. Ông đặt bát cơm vào lòng Sao rồi bật dậy và nói thật nhanh:
-
Con gái con đứa gì mười ba tuổi đầu không có một cái kẹp tóc!
Sao
hóa đá.
Trong
lúc em hóa đá, ông Đen liền bỏ đi. Ông đi mất hút, không dám ở lại nhà nữa.
-
Cha…
Sao
mân mê chiếc kẹp, chậm rãi cài nó vào tóc. Tóc của Sao không dài, nó ngắn ngang
vai. Chiếc kẹp này là dạng kẹp dùng để giữ tóc mái. Mặc dù Sao không để tóc mái
nhưng em vẫn kẹp nó lên một bên tóc, việc này thật sự khiến Sao lạ lẫm.
Em
đứng dậy, tiến đến mảnh gương giắt bên vách. Chiếc kẹp kia là món phụ kiện duy
nhất mà em có trong đời.
Sao
chạm vào chiếc kẹp, lòng run lên, khóe mắt cay xè.
Đó
lại là món quà mà cha tặng…
Sau
khi rửa bát xong, Sao ăn hết bát cơm mà ông Đen đưa rồi mới đi ngủ. Cuộn người
trong chăn, em không ngừng xoa lên chiếc kẹp trên tóc. Dù đi ngủ nhưng em không
gỡ nó xuống.
Đôi
mắt to tròn nhắm lại, lòng chợt bình yên. Trong sự bình yên đó, mâu quang màu
nâu tuyệt đẹp của chàng trai lạ mặt kia lại hiện diện. Sao giật mình choàng tỉnh.
Em rúc sâu vào trong chăn bồi hồi nhớ lại cảnh tượng khi ấy, cả bầu trời rơi đầy
cánh mai…
Giọng
nói của người đó rất ấm.
Sao
băn khoăn.
Nếu
không phải bắt cóc, phải chăng anh ta là thần tiên?
oOo
-
Sao! Mới ra[3]
hả?
Bác
bảy gái chèo xuồng đi ngang qua Sao, hôm nay bác bảy trai có việc bận nên không
đi hái điên điển[4]
cùng
được, chỉ có bác bảy gái đi một mình. Lúc vừa ra khỏi nhà chẳng bao lâu, bác thấy
Sao đang lội dưới đồng đằng xa, thế nên mới chèo xuồng đến gần.
-
Dạ.
Sao
mỉm cười tươi tắn, mái tóc được kẹp gọn gàng không còn xõa lòa xòa che hết mắt
như mọi khi.
-
Ô, hôm nay trông lạ nha.
Bác
bảy gái ngạc nhiên.
-
Vâng…
Sao
đứng lại, hơi cúi xuống, xấu hổ.
-
Con hái được chút nấm nào chưa?
-
Chưa ạ.
Sao
dẩu môi nhìn vào chiếc rổ đan trống không.
-
Con chỉ vừa mới ra thôi.
-
Hôm nay có vẻ con ra muộn.
Bác
bảy gái chống sào xuống nước, chuẩn bị đẩy xuồng rời đi.
-
Dạ… Tối qua con hơi khó ngủ.
Sao
ngập ngừng đáp.
-
Ôi giời, trẻ con mà đã khó ngủ rồi ư?
Bác
bảy gái bật cười, lắc đầu rồi chèo đi. Bác vốn định mua nấm giúp Sao nhưng em
chưa hái được gì cả vì vậy bác đành tiếp tục công việc của mình thôi, phải tranh
thủ hái ít điên điển, ngày mai còn giao cho bà Sáu bán bún cá trên chợ.
-
Bác đi nhé!
Xuồng
đã trôi được nửa mét, bác bảy gái quay lại nói với Sao.
-
Vâng!
Sao
vẫy tay, lòng thầm mong bác sẽ hái được thật nhiều điên điển.
Chia
tay bác bảy gái xong, em lại tiếp tục công việc của mình. Sao đi đến những đụn
rơm mà người ta để lại sau vụ thu hoạch, giở từng lớp rơm lên.
Vào
mùa thu hoạch, trước khi mùa nước về, người dân sẽ gặt lúa và để lại rơm trên
cánh đồng. Đến khi mùa nước nổi đến, nước sẽ tràn vào đồng và làm ẩm rơm khiến
những lớp rơm ẩm sinh ra nấm. Sao thu hoạch số nấm này để đem ra chợ bán và làm
thức ăn cho gia đình. Đôi khi em cũng đi hái điên điển như bác bảy gái. Ở miền
tây cứ đến mùa nước nổi là lại có hàng loạt sản vật khác nhau để con người khai
thác.
Đang
đi thì Sao vướng phải bùn. Em cố gắng nhấc chân lên, không ngờ lại chao đảo mà
té xuống nước. Sao đứng dậy, chiếc kẹp trên tóc vô tình rơi ra. Sao sờ lên tóc,
thấy kẹp đã mất, em hốt hoảng thụp xuống nước tìm kiếm.
Tìm
mãi tìm mãi, quậy cho chỗ nước nơi ấy đen đặc bùn Sao mới tìm thấy kẹp. Em rửa
chiếc kẹp lấm bẩn một cách kĩ lưỡng rồi lại cài lên tóc. Sao chẳng biết tại sao
mình quý chiếc kẹp này đến vậy, chỉ là… Khi phát hiện ra nó bị mất, em cảm thấy
vô cùng buồn và tiếc nuối.
Chiếc
kẹp này là thứ duy nhất mà em nhận được từ cha. Trong suốt bao nhiêu năm qua,
người đàn ông đó chưa từng có một cử chỉ yêu thương với em. Em nhiều lần nghe
ông ta mắng chửi người mẹ đã qua đời của mình bằng những lời độc địa và khinh
miệt nhất. Trong tâm tưởng của em, ông Đen không phải là cha. Em chưa từng hiểu
thế nào là tình phụ tử cả.
Sao
cứ ngỡ rằng mối quan hệ giữa em và ông Đen sẽ mãi mãi như vậy. Sao không trông
chờ gì ở ông và ông cũng không xem em là con cái. Thế nhưng khi được nhận chiếc
kẹp này, Sao lại vui mừng và trân trọng nó đến vậy. Hóa ra tận sâu trong lòng
em vẫn mong chờ tình thương từ người cha luôn xua đuổi mình đó.
Sao
cài kẹp lên tóc thật chặt rồi mới tiếp tục hái nấm. Em muốn hái thật nhiều để
kiếm được thêm ít tiền.
Mai
Lang Vương đứng trên ngọn tre gần đó quan sát Sao. Thần Tình ngồi bên cạnh
chàng. Cây tre mỏng manh nhường ấy lại có thể chịu đựng sức nặng của hai người
họ mà không đổ xuống đất.
Những
chiếc lá tre tươi xanh thuôn dài vây lấy vạt áo thêu hoa. Thiếu nữ khoác áo bà
ba bên dưới ngậm lấy một chiếc lá tre non, thương xót phẩy quạt.
-
Xem kìa, coi trọng cái kẹp đó đến vậy… Đúng là đứa trẻ tội nghiệp, chưa bao giờ
biết thế nào là tình thương gia đình mà…
-
…
Mai
Lang Vương không nói.
Thần
Tình liếc mắt nhìn chàng, nàng thấy, vẻ mặt Mai Lang Vương vừa xa xăm, vừa mờ mịt.
Đứa
trẻ không được hưởng tình thương gia đình.
Thần
Tình lặng người, lặp lại điều vừa nói trong tâm thức.
Hái
được đầy một rổ nấm Sao mới trở về. Trên đường về, em đi ngang qua nhà bà Tư.
Thấy Sao đi ngang, bà Tư đang nghe cải lương trong nhà liền bước ra. Bà đứng
ngoài cửa, nhìn em, vẫy tay gọi.
-
Sao, con đi hái nấm về hả?
-
Dạ.
Sao
khựng người, lùi lại.
-
Lại đây, bà Tư mua cho.
-
Nhưng…
Sao
ôm rổ nấm, đứng lặng, chân trái cọ lên chân phải, rụt rè.
Bà
Tư nhìn dáng vẻ sợ sệt đó, lòng 'buồn thiu'. Bà biết, bà Ác đã khiến Sao không
còn dám đến gần bà nữa.
Kể
từ khi cướp được bé Sao, bà Ác luôn ngăn cấm bà đến gần em. Khi bé lớn lên, bà
nhiều lần gặp riêng bé để thương yêu, trò chuyện nhưng bà Ác luôn canh chừng và
mỗi lần thấy Sao nói chuyện với bà thì bà Ác đánh bé rất dữ.
Sự
việc đó lặp đi lặp lại, khiến Sao càng lớn càng sợ hãi bà.
Bé
không biết gì về quá khứ, không ai dám kể vì sợ va phải mẹ con bà Ác ghê gớm
kia.
Bà
Tư thở dài bước ra sân, đứng ngoài hàng rào, nhìn Sao rất lâu.
-
Bác Tư, thưa bác con về!
Sao
ấp úng.
-
Gì vậy? Bà muốn mua nấm của con.
Bà
Tư thất vọng não nề.
-
Dạ thôi ạ, bác bảy gái có dặn con để lại chỗ này cho bác ấy rồi.
-
Chia cho bà chút thôi cũng được.
Bà
Tư vẫn mềm mỏng nói.
Thấy
bà muốn mua số nấm này quá, Sao lại cầm lòng không đậu. Em khẽ nhìn bà, khuôn mặt
bà ẩn chứa nỗi buồn căm lặng. Mặc dù không hiểu tại sao bác Tư luôn dùng ánh mắt
nuối tiếc ấy nhìn em nhưng Sao cũng không tìm hiểu việc sâu xa ấy làm gì. Em cắn
răng bán cho bà một phần ba số nấm mình hái được dù biết rằng, việc này mà đến
tai bà nội và cô Ngang thì em sẽ no đòn.
-
Bác lấy rổ ra đi ạ.
Sao
nói.
-
Ừ bà lấy liền!
Bà
Tư mừng rỡ, vội chạy vào nhà lấy ra một cái rổ.
Bà
mở cửa, đưa rổ cho Sao. Em ngồi xuống, bốc nấm chia cho bà, khuôn mặt bé nhỏ rất
chăm chú. Bà Tư đứng một bên nhìn Sao, đôi mắt u buồn rơi lên cánh tay gầy gò,
đen nhẻm. Tội nghiệp con bé, mụ Ác kia đối xử với nó thật tệ bạc. Tại sao mụ có
thể làm vậy với giọt máu của con trai mình chứ?
-
Đây ạ!
Sao
đưa rổ nấm cho bà Tư.
-
Ừ.
Bà
Tư cười, dúi vào tay em năm mươi ngàn.
Sao
giật mình, vội vàng trả lại cho bà, rối rít nói:
-
Dạ không, chỗ đấy chỉ mười ngàn thôi ạ!
Bà
Tư xua tay, hiền từ cười.
-
Không sao, lấy đi con, bà cho đó.
-
Sao được ạ?!
Nhưng
Sao nhất quyết không chịu.
Em
đưa lại tiền cho bà, ánh mắt rất dứt khoát.
Bà
Tư nhìn Sao sững sờ, bà không nghĩ đứa bé mười ba tuổi lại có thể trở nên cứng
rắn như vậy. Hình ảnh cô Dịu - Một người phụ nữ chất phác, chịu thương chịu
khó, nghĩa tình lại hiện lên trong trí óc bà.
[1] Tiếng lóng, ý chỉ những nơi hoạt động mại dâm.
[2] Tiếng lóng, ý chỉ những nơi hoạt động mai dâm ở nước ngoài, có thể là
Trung Quốc hoặc các nước khác.
[3] Đầy đủ là 'mới ra đồng hả?' đây là cách nói vắn tắt của người miền
quê.
[4] Còn gọi là điền thanh thân tía hoặc điền thanh bụi, một loại cây họ đậu
có hoa màu vàng. Hoa của điên điển được sử dụng như một loại rau ở vùng Nam Bộ.
Đặc biệt người ta thường dùng bông điên điển để ăn kèm với món bún cá hoặc nấu
canh chua.
Nhận xét
Đăng nhận xét