Mai nở dưới Sao: Chương 17: Những lá thư tình - Phần 2.
-
Gì cơ?!
Sao
ré lên.
-
Nhỏ mồm thôi nhóc! Đang làm chuyện sai trái đấy!
Xích
Phượng mắng.
Sao
rụt người lại, mồ hôi vã ra trán, em vừa lau mồ hôi vừa nghi ngại.
-
Làm cách nào chị cướp được nó vậy?
-
Ha ha, ta mà! Có gì ta không làm được chứ?!
Xích
Phượng kiêu hãnh cười lớn, sau đó lại lý giải cho em cách thức cướp thư mà nàng
đã sáng tạo được từ khá lâu.
Như
đã biết thì thứ quan trọng nhất đối với một lá thư chính là truyền ý. Nó cũng
là thứ khiến cho lá thư tự bốc cháy khi bị cướp. Chính vì vậy để có thể cướp
thư thành công thì phải tác động trực tiếp lên truyền ý, Xích Phượng dùng sức mạnh
của mình tạo thành một quả cầu trong suốt rồi bọc lấy lông cò và truyền ý trên
lá thư, tạm thời ngưng đọng chúng lại, như vậy thì cho đến khi nàng xem xong
thư chúng cũng sẽ không gây rắc rối cho nàng.
Tất
nhiên thuật pháp mà nàng sử dụng là thuật pháp cực mạnh đòi hỏi sự chính xác rất
cao. Sức mạnh được đan vào nhau một cách tỉ mỉ thì mới có thể hình thành nên quả
cầu đủ sức chế phục truyền ý. Xích Phượng phải khổ công ngày đêm mới luyện được
nó, nàng đã phải lãnh nhận thất bại hàng ngàn lần. Sau cùng nàng cũng luyện
thành công, từ đó đến nay nàng vẫn luôn sử dụng nó để cướp những lá thư của Mai
Lang.
-
Hờ… Chị nghĩ ra chiêu thức mạnh như vậy chỉ để làm việc này hở?
Sao
ngán ngẩm than thở, em không nghĩ Xích Phượng lại có thể rảnh rỗi đến vậy.
-
Đương nhiên.
Nhưng
Xích Phượng lại đáp lời em một cách rất bình thản và có phần nghiêm túc, tựa
như rằng việc nàng đang làm không phải là một việc xấu mà là một việc trọng đại,
liên quan đến sống còn của nhiều người vậy.
Xích
Phượng tách lông cò và dấu sáp trên lá thư ra, chúng bị nàng tháo rời một cách
ngọt lịm tựa như tháo rời hai thanh nam châm vậy, không hề có sự vướng víu nào
dù dấu sáp kia được đóng chặt vào lá thư bởi con dấu. Xích Phượng thả chúng ra,
chúng bị bao bọc trong một quả bóng tròn tựa như một quả bong bóng xà phòng, lơ
lửng trong khoảng không trước mặt hai người.
Sao
ghé lại gần nàng, Xích Phượng cẩn thận lấy lá thư ra xem. Mặc dù Sao không tán
thành việc làm của Xích Phượng chút nào nhưng nàng đã ra tay rồi, còn kéo theo
em nữa, dù gì em cũng là đồng phạm với nàng, nếu không xem thì thật uổng phí.
-
Ôi…
Xích
Phượng não nề thở dài khi thấy những dòng chữ thảo trên lá thư.
Sao
ngẩn người, em không nghĩ Mai Lang lại viết như thế.
-
Có lẽ lại phải chờ rồi.
Xích
Phượng nói rồi trả lại hiện trạng ban đầu cho lá thư, dùng sáp và lông cò đính
lên nó rồi thả nó vào không trung.
Lá
thư lập tức bay vút mất, thoáng chốc đã chẳng còn nhìn thấy hình dạng.
Xem
trộm được thư của chàng, hai người không ở lại tảng đá sau núi nữa mà lững thững
trở về khu Hoa tiên. Trên đường đi, họ to nhỏ trò chuyện.
-
Chẳng biết em ấy viết gì cho Mai Lang mà thằng bé lại hồi âm như vậy.
Xích
Phượng chóng cằm thắc mắc.
-
Em ấy là ai ạ?
Sao
bấy giờ đã rất tò mò về mọi chuyện rồi.
-
Em ấy à?
Xích
Phượng chần chừ nhìn em như đang suy nghĩ điều gì rất ái ngại, thế rồi sau hồi
lâu đấu tranh nội tâm, nàng cuối cùng cũng xua tay, thở hắt ra.
-
Thôi được rồi, em cũng nên biết, dù gì sau này em cũng phải hầu hạ em ấy và Mai
Lang mà.
-
Hể???
Sao
nghệt mặt, em liền dỏng tai lên nghe Xích Phượng nói.
-
Em ấy - Người gửi thư và quà mấy hôm trước cho Mai Lang đấy - Chính là Đào Hoa
Cơ. Em ấy là hôn thê của Mai Lang. Sau này khi thời điểm thích hợp đến thì
chúng ta sẽ tổ chức lễ cưới cho hai người đó, Sao, sau này em đi theo Mai Lang
hầu hạ thì cũng phải hầu hạ cả Đào Hoa Cơ nữa, hai chị em thuận thuận hòa hòa
cùng nâng khăn sửa túi cho Mai Lang nhé, Đào Hoa Cơ là một cô gái hiền dịu nết
na, em ấy sẽ đối xử tốt với em thôi.
-
Hôn thê?
Sao
bỏ qua hết những lời mà Xích Phượng nói, chỉ tập trung vào hai từ hôn thê. Thật
ra em biết ý nghĩa của từ đó, đó có nghĩa là vợ chưa cưới, nhưng mà hiểu theo
lý thuyết và hiểu một cách sâu sắc thực tiễn là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.
Sao chưa thực sự ý thức được những vấn đề xoay quanh hai từ 'hôn thê' đó.
-
Ừm. Đào Hoa Cơ và Mai Lang đính ước khi thằng nhóc mười bảy.
Xích
Phượng cười nói.
-
Mai Lang thì luôn tập trung vào việc học tập rèn luyện để xây dựng sự nghiệp,
thằng bé chẳng bao giờ chú ý đến chuyện gia thất cả. Chúng ta không thể để Mai
Lang lông bông như vậy mãi, kiểu gì thằng nhóc cũng sẽ lớn và sẽ cần một người ở
bên cạnh để chăm sóc, hầu hạ. Thế nên chúng ta đã dạm ngõ Đào Hoa Cơ cho Mai
Lang, tiếc thay, thằng bé cứ chùng chình hôn sự này mãi.
-
Thì ra là thế.
-
Đào Hoa Cơ rất yêu thương Mai Lang, dù thằng bé lạnh nhạt nhưng em ấy vẫn một
lòng một dạ hướng về thằng bé. Có lần em ấy còn dọn hẳn đến nhà của Mai Lang ở
Khau Phạ để chăm sóc cho thằng nhóc nhưng lại khiến thằng nhóc không thoải mái,
Mai Lang cuối cùng bỏ cả nhà ở Khau Phạ để chạy sang Yên Tử luôn, Đào Hoa đã rất
đau khổ.
Sao
ngước nhìn mây trời, cơn nhói buốt trong lòng lại lan dài, hệt như cách đây mấy
hôm em vô tình đọc được dòng thư kia. Sao đỡ lấy lồng ngực, chẳng hiểu sao em
buồn quá.
-
Kể từ khi Mai Lang bỏ đi, Đào Hoa luôn liên lạc với thằng nhóc bằng thư từ. Biết
Mai Lang không thích nói chuyện tình cảm, Đào Hoa không gửi thư dày đặc mà mỗi
năm chỉ gửi một lá, khi thì tâm sự chuyện ở Khau Phạ, khi thì hỏi thăm tình
hình của Mai Lang. Mai Lang không thích trao đổi thư từ với phái nữ nhưng riêng
với Đào Hoa thằng bé luôn hồi âm rất đều đặn, đôi khi còn kèm theo những món
quà nho nhỏ, có lẽ trong lòng Mai Lang, Đào Hoa cũng có một vị trí nào đó đúng
không?
-
Vâng ạ.
Sao
gật đầu, chiếu theo sự hiểu biết của em về chàng thì quả thực là vậy. Sao thấy
lòng nhói từng cơn.
-
Rồi cách đây năm mươi năm trước, Đào Hoa đột nhiên nghĩ đến việc may lễ phục
cho Mai Lang. Em ấy làm việc chuyên cần, từ ươm tơ, dệt lụa đến nhuộm vải rồi
thêu hoa văn lên vải. Mọi công đoạn em ấy đều tự mình hoàn thành. Lễ phục của
Mai Lang rất cầu kì, kể cả chúng ta cũng phải mất đến ba năm mới có thể hoàn
thành được một bộ, vậy mà Đào Hoa, một mình em ấy có thể may được một bộ hoàn
chỉnh chỉ trong vòng năm năm.
Sao
lúc này đã không còn sức để nói gì nữa, em để mặc cho lời của Xích Phượng vọng
vào đầu.
Em
đã từng nghe các chị nói về các công đoạn chuẩn bị lễ phục một lần, vì lễ phục
may bằng lụa tiên, thứ lụa được dệt từ tơ của tiên tằm cho nên sẽ mất thời gian
rất lâu để ươm tơ. Tiên tằm ăn lá dâu tiên suốt một năm trời thì mới chịu
'chín'. Khi chúng chín, sẽ mất đến hai tháng trời để thu được kén tơ. Tơ của
tiên tằm mất thời gian thu hoạch hơn tơ tằm thông thường nhiều, bù lại tơ của
chúng thì thượng hạng. Chính vì vậy mà lụa tiên mới có giá đắt hơn nhiều so với
lụa thường.
Sau
khi thu được kén tơ lại đến công đoạn se tơ và dệt lụa. Thứ vải dùng để may lễ
phục cho Mai Lang không phải là vải lụa bình thường mà là gấm. Người ta đan xen
những sợi ngang sợi dọc với nhau theo những cách phức tạp để tạo nên những hoa
văn nổi tinh xảo. Chưa kể, để có được màu sắc óng ánh cho gấm, người ta còn phải
nhuộm màu sợi tơ nữa, công đoạn dệt là một công đoạn vô cùng mất thời gian, kì
công và đòi hỏi trình độ cao.
Dệt
được một tấm vải chỉ là bước đầu thôi, sau đó vải sẽ được căng lên các khung
thêu lớn rồi thêu hoa văn lên. Hoa văn trên lễ phục phải nói là những hoa văn
kì công và phức tạp nhất của Hoa giới, Sao chỉ học thêu những hoa văn đơn giản
thôi mà đã tốn công tốn sức đến vậy huống hồ gì những hoa văn đỉnh cao kia? Kể
cả người có kĩ thuật thêu thượng thừa như Ưu Liên cũng phải mất đến một năm để
hoàn tất chuỗi hoa văn của một bộ lễ phục, vậy mà Đào Hoa Cơ có thể một mình
hoàn thành nó, có lẽ nàng ấy sẽ mất từ hai đến ba năm chứ chẳng đùa.
Khi
đã có một tấm vải với đầy đủ hoa văn rồi thì người ta sẽ ghép những tấm vải ấy
lại để tạo nên bộ áo. Mọi công đoạn đều được tính toán tỉ mỉ, không có một chút
sai sót nào dù là một sợi chỉ lạc. Ngay cả cúc áo cũng được gia công tỉ mỉ và
đính lên áo một cách cẩn trọng. Một bộ lễ phục được làm ra là biết bao mồ hôi
công sức và kĩ thuật đổ vào. Đó không chỉ đơn thuần là công việc nữa mà là sự
kiên nhẫn, tình yêu thương và nỗi nhung nhớ.
-
Cứ năm năm Đào Hoa lại hoàn thành một bộ lễ phục và gửi đến cho Mai Lang. Thằng
nhóc nhận lễ phục và đáp lễ lại em bằng một chậu mai hoa. Nơi Khau Phạ Đào Hoa
nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa, may lễ phục thì chốn Tây Nam Mai Lang lại cẩn thận uốn
nắn từng cành từng lá hoa mai, khi lễ phục đưa đến thì mai cũng tạo hình hoàn
chỉnh, thằng nhóc dùng mai để đổi lấy lễ phục của em.
Sao
lại nhớ đến chậu mai nhỏ tuổi đặt ở trung tâm vườn, đúng là em luôn thấy Mai
Lang quấn quýt quanh chậu mai ấy, chàng chăm bẵm nó sát sao và tỉ mỉ như chăm
sóc con nhỏ vậy.
-
Nhưng tại sao Mai Lang lại không mặc lễ phục ấy ạ? Tại sao các chị vẫn phải may
lễ phục cho ngài?
-
Hầy…
Xích
Phượng thở dài ảo não.
-
Thì đó… Ban đầu chúng ta rất mừng, tưởng rằng Đào Hoa Cơ có thể thay chúng ta
chuyện chuẩn bị lễ phục rồi, vì thế chúng ta không may lễ phục cho Mai Lang nữa.
Sau đó ta vô tình phát hiện Mai Lang không hề động đến lễ phục mà Đào Hoa may,
thằng bé thà sử dụng lễ phục cũ chứ nhất quyết không mặc chúng. Mai Lang giữ số
lễ phục của Đào Hoa trong đáy tủ, giữ rất cẩn thận, dẫu vậy, không hề chạm vào.
-
Thì ra… Đó là lý do xuất hiện hộp gỗ ấy.
Sao
vỡ lẽ.
-
Ừm… Cho dù Mai Lang rất lịch thiệp với Đào Hoa nhưng có vẻ thằng nhóc vẫn chưa
muốn tiến xa với em ấy. Ban nãy em cũng thấy rồi đấy, thằng nhóc hồi âm
là 'Bui có một lòng trung liễn
hiếu, mài chăng khuyết nhuộm chăng đen.' đó
chẳng phải là 'Thuật Hứng' của Nguyễn Trãi ư? Thái độ thật dứt khoát, chẳng biết
Đào Hoa đã gửi gì.
- Tình thư một bức phong
còn kín - Gió nơi đâu gượng mở xem. [1]
Sao
chậm rãi lên tiếng.
Xích
Phượng quay phắt về phía em.
Sao
bối rối, kể lại cho nàng nghe chuyện mấy hôm trước.
-
Thì ra là vậy, dùng thơ Nguyễn Trãi đối đáp qua lại à…
Xích
Phượng âu lo lắc đầu.
-
Đào Hoa hẳn là đã héo hon mỏi mòn rồi, Mai Lang thì cứ lạnh lùng mãi. Chẳng biết
đến bao giờ mới chịu kết hôn.
Nàng
lại nhìn sang em, vỗ vai em và phó thác:
-
Em phải cố gắng học tập thêu thùa đi, Đào Hoa có lẽ chưa chăm sóc hầu hạ Mai
Lang được đâu, thằng nhóc tạm thời chỉ chịu mỗi em thôi. Chúng ta trông chờ cả
vào em đấy.
-
Dạ?
Sao
ngờ nghệch.
Thật
ra em không hiểu gì cả, em cũng chẳng còn tâm trí để nghe Xích Phượng nói gì. Kể
từ lúc đọc được lá thư tình kia thì em đã thấy tâm trạng mình xuống dốc rồi,
hôm nay lại được nghe kể về chuyện giữa hai người đó, em càng thấy lòng u ám
hơn.
Khổ
nỗi dù em rất buồn, rất rất buồn, buồn đến mức chẳng thiết làm gì nữa thế nhưng
em lại chẳng hiểu tại sao mình buồn đến vậy.
Em
biết nguyên nhân của nỗi buồn là do Mai Lang cả thôi. Cơ mà tại sao em lại buồn
Mai Lang nhiều đến thế? Ngài ấy đâu có gây ra lỗi gì với em?
Nhận xét
Đăng nhận xét